Hộ chiếu (Passport) là gì? Công dụng và Cách làm hộ chiếu mới nhất

Khi bạn muốn xuất nhập cảnh, hộ chiếu (passport) sẽ là một vật không thể thiếu. Tất tần tật thông tin về Hộ Chiếu (Passport) sẽ được cung cấp trong bài viết này, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Hộ chiếu là gì?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Passport - Hộ Chiếu là gì?
Passport – Hộ Chiếu là gì?

Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Số hộ chiếu là gì?

Số hộ chiếu là một dãy số gồm 8 ký tự, bắt đầu bằng 1 chữ cái in hoa và 7 chữ số ngẫu nhiên theo sau. Bạn có thể tìm thấy số hộ chiếu được ghi ở trang thứ nhất dưới dòng chữ hộ chiếu/passport hoặc ở phía trên bên phải trang thứ hai đối với loại hộ chiếu phổ thông.

Hộ chiếu trắng là gì?

Hộ chiếu trắng là hộ chiếu của người chưa từng xuất cảnh ra nước ngoài.

Sổ hộ chiếu có màu gì?

Sổ hộ chiếu thường chỉ có một số màu như đỏ, xanh lá cây, xanh dương, đen. Màu sắc của sổ hộ chiếu không phụ thuộc vào hệ thống phân loại quốc gia nào, nhưng mỗi quốc gia lại chọn một màu sắc riêng cho hộ chiếu nước mình, phổ biến nhất vẫn là hai màu xanh và đỏ.

Sổ hộ chiếu có màu gì
Sổ hộ chiếu có màu gì?

Hiện, không có quy định cụ thể nào về màu vỏ cuốn sổ hộ chiếu của từng quốc gia, mà chỉ có quy định về kích thước bìa, công nghệ xác nhận của hộ chiếu, cách thức trình bày hộ chiếu.

Trên khía cạnh văn hóa, màu sắc hộ chiếu của từng quốc gia phản ánh một phần về bản sắc dân tộc.

Hộ chiếu xanh là gì?

Hộ chiếu màu xanh nước biển

Các quốc gia thuộc cộng đồng Caribe thường chọn màu xanh nước biển, có thể vì khu vực này tập trung nhiều đảo với bờ biển xanh ngát bao quanh, bên cạnh đó, màu xanh nước biển cũng tượng trưng cho “Thế giới mới”.

Khối thị trường chung Nam MỹMercosur – chọn màu xanh nước biển cho màu hộ chiếu, đây cũng là màu nền của biểu tượng Mercosur (trừ Venezuela).

Quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới hiện nay là Mỹ chọn màu xanh navy cho hộ chiếu của mình.

Hộ chiếu màu xanh lá cây

Cộng đồng các quốc gia Hồi giáo sử dụng hộ chiếu màu xanh lá cây. Lý do lựa chọn nghiêng về tín ngưỡng tôn giáo, màu xanh lá cây cũng là màu sắc phổ biến trên quốc kỳ của các quốc gia Hồi giáo.

Hộ chiếu đỏ là gì?

Hộ chiếu màu đỏ được sử dụng phổ biến tại các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (ngoại trừ Croatia), sắc đỏ sử dụng là đỏ mận. Có thể xem hộ chiếu màu đỏ là đặc trưng của tập thể các quốc gia châu Âu, khi Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi màu sắc hộ chiếu khi trở thành thành viên EU.

Và phía bên kia đại dương, khối Liên minh Andean ( liên minh các nước Nam Mỹ theo hình mẫu EU, gồm Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru) sử dụng màu đỏ mận làm màu hộ chiếu.

Màu đỏ cũng là màu của hộ chiếu Thụy Sĩ, nhưng là màu đỏ sáng hơn tương đồng với màu quốc kỳ quốc gia này.

Hộ chiếu đen là gì?

Quốc gia có hộ chiếu màu đen là: New Zealand.

Bị chú trong hộ chiếu là gì?

Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì bị chú trong hộ chiếu chính là nơi ghi các thông tin ghi chú, chú thích. Bị chú là một từ cũ, hiện không còn thông dụng nhưng vẫn sử dụng trên hộ chiếu.

Do đó, trong một số trường hợp, phần bị chú này gây tò mò cho người sử dụng, như trường hợp của cá nhân sau:

“Chả là hộ chiếu của em có visa còn đang sử dụng, em đã xin cấp đổi hộ chiếu mới về đề nghị được giữ lại hộ chiếu cũ để sử dụng visa. Khi nhận hộ chiếu mới thì trong hộ chiếu mới (khác số với hộ chiếu cũ) người ta có ghi là “”hộ chiếu này thay thế cho hộ chiếu số B….”” còn quyển cũ thì ghi ở phần bị chú là “”Hộ chiếu này đã hết giá trị xuất nhập cảnh Việt Nam”” (nhưng không đóng dấu used, cũng không đục lỗ). Vậy cái visa của em ở hộ chiếu cũ có còn dùng được nữa không ạ?”

Cộng đồng mạng đã có phản hồi:

“Đã có bị chú thì cứ đóng ghim 2 quyển hộ chiếu vào là vô tư bạn ah. Visa còn nguyên giá trị. Mang cả hai quyển hộ chiếu đi, quyển cũ đã có ghi bị chú là không còn giá trị nhưng visa bên trong vẫn còn hạn.”

Hộ chiếu quyền lực là gì?

Khái niệm hộ chiếu quyền lực chỉ thứ hạng hộ chiếu các quốc gia, khi công dân nước đó có thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước hoặc đến nơi mới xin.

Hộ chiếu điện tử là gì (E-Passport)?

Hộ chiếu điện tử (e-passport / ePassport / passport sinh trắc học) khác với hộ chiếu thông thường là ở con chip được gắn thêm.

Các thông tin được lưu trong con chip này là thông tin cá nhân như: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu,… và dữ liệu sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt, mống mắt) của cá nhân sở hữu quyển hộ chiếu.

Hộ chiếu thuyền viên là gì?

Hộ chiếu thuyền viên được cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên, sử dụng để xuất nhập cảnh tại cảng biển quốc tế các nước theo tuyến hàng hải quốc tế (theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa).

Cơ quan cấp hộ chiếu thuyền viên là Cục Hàng hải.

Hộ chiếu đặc biệt là gì?

Hộ chiếu đặc biệt là chỉ loại hộ chiếu được cấp cho nhứng cá nhân đặc biệt, và chúng đặc biệt thêm ở chỗ chỉ giới hạn cấp cho 500 người trên toàn thế giới, và không phải ai cũng được cấp.

Cơ quan cấp hộ chiếu đặc biệt là Dòng chiến sĩ toàn quyền Malta và được Đức Giáo hoàng Paschal công nhận năm 1113, khi đó được hiểu là tấm vé thông hành cho phép đi lại tự do ở nhiều quốc gia.

Phân biệt hộ chiếu với thị thực (visa)

Visa (hay còn gọi là thị thực) là loại giấy tờ để chứng minh nước cấp cho phép bạn quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh và bạn cần bắt buộc có hộ chiếu để được cấp visa.

Bạn cần làm visa khi muốn được xuất nhập cảnh hoặc lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ chưa có chính sách miễn visa với công dân Việt Nam.

Tuy nhiên tại một số quốc gia miễn visa với công dân Việt Nam, bạn vẫn cần có visa nếu như muốn cư trú dài hạn cho việc du học, làm việc,…

Do đó, nếu cần xuất cảnh hoặc cư trú lâu dài, bạn hãy tham khảo thông tin về việc cấp visa tại các website chính thức của Đại sứ quán quốc gia mình muốn đến nhé.

Thời hạn của hộ chiếu

Các loại hộ chiếu khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 65/2012/NĐ-CPLuật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 thì thời hạn của hộ chiếu quy định như sau:

  • Thời hạn hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là 10 năm và không được gia hạn.
  • Thời hạn hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi5 năm và không được gia hạn.
  • Thời hạn hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn là không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Thời hạn hộ chiếu
Thời hạn của hộ chiếu là bao lâu

Công dân Việt Nam đề nghị bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình thì thời hạn của hộ chiếu sau khi bổ sung như sau:

  • Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn không quá 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được giữ nguyên;
  • Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn trên 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được điều chỉnh xuống còn 05 năm.

Trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp riêng, có thời hạn 05 năm.

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm (tùy theo loại cụ thể) và có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.

Xem thêm dịch vụ cung cấp:

  1. Bảng Giá Làm Hộ Chiếu
  2. Dịch vụ Làm Hộ Chiếu Nhanh
  3. Dịch vụ Đổi Passport Nhanh

Các loại hộ chiếu phổ biến hiện nay

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:

Hộ chiếu phổ thông (Regular Passport)

Hộ chiếu phổ thông,trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT) còn được gọi là hộ chiếu loại P – viết tắt của từ Popular, được cấp cho mọi công dân Việt Nam nếu muốn xuất cảnh ra nước ngoài và có thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp.

Regular Passport
Hộ chiếu phổ thông

Với loại hộ chiếu này, bạn có quyền đến những quốc gia cho phép nhập cảnh và tuỳ thuộc quốc gia sẽ yêu cầu thêm visa.

Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá với kích thước hộ chiếu phổ thông là 15,5 cm x 10,5 cm gồm 32 trang. Bốn trang đầu tiên cung cấp thông tin cá nhân của người sở hữu, 28 trang còn lại để đóng dấu xuất, nhập cảnh và visa.

-> Điều kiện: Chỉ cần bạn cung cấp CMND và sổ hộ khẩu thì sẽ được cấp Popular Passport, không cần điều kiện gì phức tạp

-> Lệ phí cấp hộ chiếu được cập nhật như sau:

  • Đối với trường hợp cấp mới: 200.000 VNĐ
  • Đối với trường hợp cấp lại do bị hỏng hoặc mất: 400.000 VNĐ
  • Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 VNĐ
  • Gia hạn hộ chiếu: 100.000 VNĐ

-> Quy định về độ tuổi:

Popular Passport chỉ cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên với thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Còn trẻ em từ 9 – 14 tuổi, thời hạn Popular Passport chỉ có 5 năm.

Cả hai trường hợp này đều không được gia hạn thêm thời gian. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi, Popular Passport không được cấp riêng mà phải ghép chung với cha hoặc mẹ.

Hộ chiếu công vụ (Official Passport)

Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV) là loại hộ chiếu được cấp cho những quan chức lãnh đạo, có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ ở nước ngoài, cho phép chủ sở hữu đi đến mọi quốc gia mà không phải cần visa. Thời hạn hộ chiếu này là trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

Chủ sở hữu hộ chiếu công vụ được ưu tiên đi cổng đặc biệt khi nhập cảnh và miễn visa của nước nhập cảnh. Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích, đậm màu và có kích thước lớn hơn hơn hộ chiếu phổ thông.

Official Passport
Hộ chiếu công vụ là gì

Hộ chiếu công vụ được cấp cho mục đích ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước, cụ thể:
Khối an ninh, quốc phòng: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân viên và Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ, công chức ngành.

Khối kinh tế, tài chính: cán bộ từ cấp phòng trở lên, kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài phục vụ các hoạt động chính thức của doanh nghiệp.

Khối hành chính: cán bộ, công chức Nhà nước ra nước ngoài phục vụ nhiệm vụ chính thức thuộc công tác Đảng nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ cấp Trung ương theo diện được đề cử.

Một số dạng viết tắt khi nói về loại hộ chiếu:

  • OR: Ordinary Passport : Hộ chiếu phổ thông.
  • OF: Official Passport: Hộ chiếu công vụ.
  • DP: Diplomatic Passport: Hộ chiếu ngoại giao.

Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport)

Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG) là hộ chiếu được cấp cho những quan chức ngoại giao của chính phủ và có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

Hộ chiếu này cũng cho phép chủ sở hữu nhập cảnh vào tất cả các nước và đặc biệt được miễn visa theo quy định của nước đến. Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ.

Diplomatic Passport
Hộ chiếu ngoại giao là gì

Những người được cấp Diplomatic Passport thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước. Chẳng hạn như Bộ trưởng, thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An hay Bộ Tư Pháp. Cấp bậc thấp nhất được cấp Diplomatic Passport là bí thư, phó bí thư hoặc Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh.

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu như sau:

– Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

– Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

– Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

– Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

– Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

– Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

– Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Người dân có thể làm hộ chiếu ở đâu?

Trong trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, theo Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh, người dân có nhu cầu cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có thẻ Căn cước công dân thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

– Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

– Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

– Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

– Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

Đối với đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai, người dân được thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

Nếu người dân ở nước ngoài, đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.

Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, thẩm quyền cấp thuộc về cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

Xin cấp hộ chiếu có dễ không?

Hiện nay, thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông được quy định rõ, không mang tính đánh đố, người dân có thể dễ dàng thực hiện. Hồ sơ gồm:

– 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;

– 02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;

Xem thêm: 12 lưu ý không thể bỏ qua để có ảnh hộ chiếu đẹp và chuẩn

– Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Trên hộ chiếu (Passport) bao gồm những thông tin gì?

  1. Số hộ chiếu thường bắt đầu bằng chữ B, C và 7 chữ số ngẫu nhiên tiếp theo
  2. Số chứng minh thư, thẻ căn cước công dân
  3. Ảnh 4×6, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính
  4. Nơi cấp hộ chiếu là Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Tiếng anh: Immigration Department)
  5. Thời hạn hộ chiếu: tùy mỗi loại hộ chiếu sẽ có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm
  6. Các trang để xác nhận thị thực: dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh
  7. Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
  8. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hộ chiếu, passport
  9. Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công An tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tục làm hộ chiếu gồm những gì?

Thủ tục làm Passport
Thủ tục làm hộ chiếu gồm những gì

Để hoàn thành tốt thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông (trong trường hợp cấp mới hoặc cấp lại hộ chiếu hết hạn), bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • 01 tờ khai theo mẫu phải được điền đầy đủ và phù hợp, trong tờ khai có hướng dẫn cách điền…(được cung cấp tại điểm xin cấp hộ chiếu hoặc bạn có thể xem và tải mẫu này TẠI ĐÂY). Trước đây yêu cầu 2 bản tờ khai.
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 cm x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị. (phải đảm bảo còn hiệu lực trong 15 năm kể từ ngày cấp đến ngày nộp xin cấp hộ chiếu, phải rõ số và ảnh phải được giáp lai)
  • Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại nơi thường trú) hoặc sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).
  • Bao hồ sơ – mua tại Phòng xuất nhập cảnh trước khi bạn nộp bộ hồ sơ đề nghị xin cấp hộ chiếu
  • Phiếu dán ảnh – nằm chung hồ sơ mua tại Phòng xuất nhập cảnh hoặc in từ Mẫu tờ khai làm hộ chiếu ở trên.
  • 200.000 đồng hoặc tiền phí chuyển phát qua đường bưu điện nếu bạn đăng ký. Hiện tại việc gởi hộ chiếu qua đường bưu điện rất phổ biến và chi phí cũng thấp, đây cũng là một cải cách tốt cho người lao động.

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì:

  • Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
  • Nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi.
  • Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Làm hộ chiếu có lâu không?

Nếu người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Thời gian làm Passport
Làm hộ chiếu mất bao lâu

Làm hộ chiếu mất nhiều tiền không?

Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) như sau:

– Cấp mới: 200.000 đồng;

Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 đồng.

* Căn cứ pháp lý của hồ sơ làm hộ chiếu

Việt Nam đã ban hành khá nhiều văn bản quy định về hồ sơ làm hộ chiếu, dưới đây là một số văn bản quan trọng:
Thông tư số 29/2016/TT-BCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam;

Thông tư số 03/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2016 hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực;

– Căn cứ Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP;

Thông tư liên tịch 08/2009/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ Công an – Bộ Ngoại giao ban hành
– Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

Một số định nghĩa khác:

Hộ chiếu tiếng Anh là gì?

Passport
Hộ chiếu tiếng anh là gì

Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến một số bạn cảm thấy bối rối. Hộ chiếupassport trong tiếng Anh. Vì vậy, khi xuất ngoại, nếu được yêu cầu xuất trình passport Việt Nam, bạn hãy đưa ra hộ chiếu của mình.

Và nếu có ai đó hỏi passport là gì, hãy tự tin trả lời passport là hộ chiếu nhé!

Hộ chiếu để làm gì?

Câu trả lời của câu hỏi này cũng chính là chức năng chính của hộ chiếu. Hộ chiếu là loại giấy để cơ quan có thẩm quyền của quốc gia khác xác nhận danh tính của bạn, biết bạn là ai, đến từ quốc gia nào.

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước?

Đến thời điểm này, hộ chiếu Việt Nam cho phép bạn đi được khoảng 50 quốc gia, vùng lãnh thổ miễn mà không cần xin visa. Tại khu vực Đông Nam Á, với cuốn hộ chiếu Việt Nam, bạn có thể đi thăm 9 quốc gia miễn visa bao gồm: Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Brunei.

Visa là gì?

Visa (hay còn gọi là thị thực) là loại giấy tờ để chứng minh nước cấp visa (thị thực) cho bạn quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh từ chính quốc gia đó.

Hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào?

Passport là điều kiện cần để bạn có thể được cấp visa. Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của mỗi nước. Theo đó, nếu bạn không có hộ chiếu thì bạn sẽ không được cấp visa.

Passport or Visa
Hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào?

Mặc dù, một số quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng cấp visa rời nhưng visa rời vẫn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài hoặc nhập cảnh về nước mình.

Khi nào cần làm hộ chiếu và visa?

Bạn cần làm hộ chiếu khi muốn xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước Việt Nam. Hộ chiếu có thể sử dụng ở cả trong và ngoài nước như một loại giấy tờ tùy thân và trong nhiều trường hợp, có thể thay thế CMND.

Bạn cần làm visa khi muốn được xuất nhập cảnh hoặc lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ chưa có chính sách miễn visa với công dân Việt Nam.

Ví dụ: Bạn muốn du học Hàn Quốc ngắn hạn thì bạn cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu do Chính phủ Việt Nam xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn sang Hàn Quốc học tập.
  • Visa do Chính phủ Hàn Quốc cấp, xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ dưới hình thức du học ngắn hạn.
  • Chắc hẳn qua ví dụ này, bạn đã hiểu được visa khác passport chỗ nào và khi nào thì cần xin passport, khi nào cần xin visa.

Tham khảo bài viết:

Lê Đặng Nguyên

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

(Hộ chiếu) 093.903.4333