Thẻ căn cước công dân là gì? Tất tần tật về thẻ căn cước công dân thần kỳ

Trên khắp các phương tiện truyền thông, thẻ căn cước công dân được nhắc đến như một loại thẻ thần kỳ. Được kỳ vọng thay thế hầu hết các giấy tờ nhân thân của cá nhân như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế… thậm chí hộ chiếu.

Vậy thẻ căn cước công dân là gì? Công dụng và tiện ích của nó ra sao

Tất cả thông tin cần biết về thẻ căn cước công dân

Căn cước công dân là gì

Theo Luật căn cước công dân được quốc hội thông qua ngày 20/11/2014: Căn cước công dân là các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân từ 14 tuổi trở lên.

Trong đó, đặc điểm nhận dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

Thẻ căn cước công dân là gì

Thẻ căn cước công dân là thẻ thể hiện các thông tin căn cước công dân. Hay nó là loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân.

mẫu thẻ căn cước công dân
Mẫu thẻ căn cước công dân

Nói đơn giản, thẻ căn cước công dân là loại chứng minh nhân dân mới. Gọi là giấy chứng minh nhân dân là vì CMND làm bằng giấy. Gọi là thẻ căn cước công dân vì CCCD làm bằng nhựa plastic. Chính xác là làm từ phôi thẻ từ, tương tự như thẻ ATM của ngân hàng. Vì vậy nó bền hơn, đẹp hơn và tiện ích hơn CMND.

mẫu mặt sau thẻ căn cước công dân
Mẫu mặt sau thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân tiếng anh là gì

Thẻ căn cước công dân dịch sang tiếng anh là “Identity Card”, viết tắt là “ID”. Chứng minh nhân dân dịch sang tiếng anh cũng là “Identity Card”, viết tắt là “ID”. Rất nhiều người thắc mắc là dịch sai. Nhưng không, dịch vậy chính xác 100%. Bản chất 2 loại giấy tờ này là như nhau, chỉ khác nhau ở tên gọi bằng tiếng Việt.

Điều kiện được cấp thẻ

  • Công dân từ 14 tuổi trở lên
  • Đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành đã triển khai sử dụng thẻ CCCD

Các tỉnh thành đã triển khai thẻ căn cước công dân

Theo chỉ đạo của thủ tưởng chính phủ, chậm nhất là 01/01/2020, phải triển khai thẻ căn cước công dân trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 11/2018, có tới 47 tỉnh thành vẫn sử dụng chứng minh nhân dân. Chỉ có 16 tỉnh thành thực hiện cấp CCCD là

Danh sách 16 tỉnh cấp chứng minh nhân dân
Bà Rịa – Vũng Tàu; Cần Thơ; Hà Nam; Hà Nội; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Quảng Bình; Quảng Ninh; Tây Ninh; Thái Bình; Thanh Hóa; Thành phố Hồ Chí Minh; Vĩnh Phúc

Thời hạn thẻ căn cước công dân

Theo luật căn cước công dân, thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trong thực tế, thời hạn được cấp phù hợp với từng đối tượng. Đây là 2 ví dụ mà mình biết. “A” 22 tuổi được cấp thời hạn đến năm 40 tuổi; “B” 38 tuổi được cấp thời hạn đến năm 60 tuổi.

Các thông tin trên thẻ

Mặt trước: Số căn cước công dân; Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Có giá trị đến (thời hạn, ngày hết hạn)

thông tin trên thẻ căn cước công dân

Mặt sau: Mã vạch; Ngón trỏ trái; Ngón trỏ phải; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp; Nơi cấp

Khác biệt giữa thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân

Cũng giống như hộ chiếu, ngày hết hạn được ghi rõ trên thẻ CCCD. Khi hết thời hạn này, công dân có trách nhiệm đi cấp đổi thẻ mới. Đây được coi là một cải tiến so với chứng minh nhân dân. Thời hạn CMND được quy định là 15 năm bằng một thông tư mà tôi chưa bao giờ đọc.

Số thẻ căn cước công dân gồm 12 số thay vì 9 số như CMND. Công thức để tạo nên 12 số  CCCD khoa học hơn CMND. Và giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại của CMND. CMND gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký thường trú. CCCD gắn với tỉnh thành đăng ký khai sinh. Nơi đăng ký thường trú thì thường xuyên thay đổi, còn nơi đăng ký khai sinh cả đời không đổi. Phía dưới, tôi sẽ nói kỹ hơn về công thức này.

Trên thẻ căn cước công dân không có thông tin về dân tộc và tôn giáo như CMND. Thay vào đó thẻ CCCD có thêm thông tin về quốc tịch. Điều này mang tính quốc tế hơn, nhắm đến một tương lai khi Việt Nam ký hiệp ước với các quốc gia khác công nhận CCCD thay cho hộ chiếu.

Nơi cấp thẻ CCCD là Cục Cảnh sát Đăng ký Quản lý Cư trú và Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Còn CMND do Công an các tỉnh thành đăng ký hộ khẩu cấp. Việc tập trung về 1 cơ quan quản lý sẽ giúp dữ liệu đồng nhất, tránh sai sót, tiết kiệm nguồn lực, thời gian và tiền bạc của ngân sách nhà nước. Điều này cũng tương tự như hộ chiếu trên cả nước do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh quản lý.

Các thông tin được mã hóa trên mã vạch, mặt sau của thẻ. Đây là một đặc trưng của thẻ từ. Các thông tin được mã hóa trên mã vạch, mặt sau của thẻ. Phải qua các thiết bị đọc thẻ mới có thể truy suất được thông tin. Tuy nhiên, với người am hiểu về công nghệ thẻ, thì tất yếu một tương lai gần, CCCD sẽ chuyển sang dạng thẻ chíp. Với độ bảo mật cao, đa tính năng, tiện ích hơn gấp nhiều lần thẻ từ. Sau khi chuyển sang công nghệ thẻ chíp, viễn cảnh về một thẻ CCCD thần kỳ mới có thể xảy ra. Điều đó lý giải quan điểm của tôi cho rằng những gì báo chí nói về thẻ CCCD thần kỳ là “viễn cảnh” và “rất xa”

Số định danh cá nhân là gì

Sở dĩ người ta coi thẻ căn cước công dân là loại thẻ thần kỳ có thể thay thế hầu hết các giấy tờ nhân thân như: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, đăng ký kết hôn… Là bởi số định danh cá nhân

Số định danh cá nhân chính là số thẻ căn cước công dân bao gồm 12 chữ số. Mỗi công dân chỉ có 1 số định danh cá nhân. Số này sẽ gắn với cả đời công dân dù bạn có đổi thẻ CCCD bao nhiêu lần đi nữa. Điều này khác với chứng minh nhân dân. Nếu bạn thay đổi tỉnh thành đăng ký hộ khẩu thường trú và làm lại CMND, số CMND sẽ thay đổi. Vì mỗi tỉnh thành có một đầu số CMND khác nhau. Có nhiều người vẫn sử dụng 2 thậm chí 3 CMND song song dù cho Luật pháp cấm. Với thẻ CCCD thì không!

Trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, số định danh cá nhân được liên kết với toàn bộ thông tin nhân thân của công dân. Chúng ta không thể đăng nhập vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, nhưng từ 12 chữ số thẻ, có thể đọc một số thông tin cơ bản như sau:

Ý nghĩa số thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân có 12 số, tạo thành từ công thức sau:

Số CCCD = 3 chữ số đầu + 1 chữ số + 2 chữ số + 6 chữ số cuối

Ý nghĩa = mã tỉnh thành khai sinh + giới tính theo thế kỳ + năm sinh + 6 số ngẫu nhiên

Ví dụ: 079 1 90 000555 => “079” là TP. Hồ Chí Minh. “1” là giới tính Nữ sinh thế kỷ 20. “90” là năm sinh, năm 90 của thế kỷ 20 là 1990. “000555” là số ngẫu nhiên. Vậy công dân này là Nữ, sinh năm 1990, khai sinh tại TP Hồ Chí Minh

Bảng mã tỉnh thành

Tên tỉnh thành Tên tỉnh thành
1 Hà Nội 49 Quảng Nam
2 Hà Giang 51 Quảng Ngãi
4 Cao Bằng 52 Bình Định
6 Bắc Kạn 54 Phú Yên
8 Tuyên Quang 56 Khánh Hòa
10 Lào Cai 58 Ninh Thuận
11 Điện Biên 60 Bình Thuận
12 Lai Châu 62 Kon Tum
14 Sơn La 64 Gia Lai
15 Yên Bái 66 Đắk Lắk
17 Hoà Bình 67 Đắk Nông
19 Thái Nguyên 68 Lâm Đồng
20 Lạng Sơn 70 Bình Phước
22 Quảng Ninh 72 Tây Ninh
24 Bắc Giang 74 Bình Dương
25 Phú Thọ 75 Đồng Nai
26 Vĩnh Phúc 77 Bà Rịa – Vũng Tàu
27 Bắc Ninh 79 Hồ Chí Minh
30 Hải Dương 80 Long An
31 Hải Phòng 82 Tiền Giang
33 Hưng Yên 83 Bến Tre
34 Thái Bình 84 Trà Vinh
35 Hà Nam 86 Vĩnh Long
36 Nam Định 87 Đồng Tháp
37 Ninh Bình 89 An Giang
38 Thanh Hóa 91 Kiên Giang
40 Nghệ An 92 Cần Thơ
42 Hà Tĩnh 93 Hậu Giang
44 Quảng Bình 94 Sóc Trăng
45 Quảng Trị 95 Bạc Liêu
46 Thừa Thiên Huế 96 Cà Mau
48 Đà Nẵng

Mã giới tính sinh theo thế kỷ

Thế kỷ Năm Nam Nữ
20 1990-1999 0 1
21 2000-2099 2 3
22 2100-2199 4 5
23 2200-2299 6 7
24 2300-2399 8 9

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về thẻ căn cước công dân. Nếu bạn đang kỳ vọng công dụng thần kỳ của nó, thì hãy trở về mặt đất.

Hiện tại, CCCD chỉ thay thế CMND mà thôi. Những điều báo chí vẽ ra chỉ “có thể” thành hiện thực. Nhưng hiện thực đó là hiện thực rất rất xa đấy.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

(Hộ chiếu) 093.903.4333